- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Đái tháo đường hãy ăn tinh bột đề kháng!
Bệnh nhân đái tháo đường nên thực hiện những xét nghiệm nào?
Tại sao đái tháo đường ở Việt Nam tăng nhanh?
Đái tháo đường ảnh hưởng đến những bộ phận nào của cơ thể?
Suy giảm thị lực do biến chứng đái tháo đường
Tinh bột là một loại carbohydrate có nhiều trong hạt ngũ cốc, các loại khoai và nhiều loại thực phẩm khác. Nhưng không phải tất cả các loại tinh bột khi ăn đều được tiêu hóa và hấp thu. Có một số dạng tinh bột không được tiêu hóa, gọi là tinh bột đề kháng (Resistant starch, tinh bột kháng đường, tinh bột đề kháng) - đóng vai trò như chất xơ hòa tan. Tinh bột đề kháng được coi là một loại thực phẩm chức năng (TPCN) có tác dụng ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị rất nhiều căn bệnh, không những cải thiện đáng kể sức khỏe đường ruột mà còn ổn định đường huyết với giá rẻ, có thể tìm thấy ở mọi nơi.
Tinh bột đề kháng được chia thành 4 loại:
Tinh bột đề kháng có nhiều trong ngũ cốc, khoai tây, chuối xanh và các loại trái cây xanh khác
Loại 1: Có trong các loại ngũ cốc, hạt đậu, có tác dụng ức chế tiêu hóa và sự hấp thu đường do nó được bao quanh bởi các tế bào dạng sợi.
Loại 2: Có trong một số loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây tươi, chuối xanh. Tinh bột của hai thực phẩm này có hàm lượng amylose khá cao nên khó bị tiêu hóa. Tuy nhiên, khi ăn khoai tây qua chế biến hoặc chuối chín, chúng lại dễ dàng được tiêu hóa.
Loại 3: Được hình thành khi tinh bột (từ khoai tây, đậu, gạo, bánh mỳ) được nấu chín và sau đó được làm lạnh. Quá trình làm lạnh khiến tinh bột dễ tiêu hoá biến thành tinh bột đề kháng thông qua quá trình thoái hoá, còn được gọi là tinh bột kháng ngược dòng.
Loại 4: Là tinh bột đề kháng nhân tạo, được tạo ra bằng phương pháp tổng hợp hóa học.
Tinh bột đề kháng được tiêu hóa như thế nào?
Tinh bột đề kháng không được tiêu hóa ở dạ dày và ruột non. Khi xuống đến đại tràng, loại tinh bột này ức chế sự hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa, khiến việc tiêu hóa bị chậm lại. Điều này khiến cơ thể không hấp thụ được các tinh bột đề kháng, do đó chúng không được chuyển hóa thành năng lượng mà đào thải ra ngoài cơ thể. Với cơ chế này, tinh bột kháng đường còn có nhiều lợi ích với hệ tiêu hóa như: Giảm nguy cơ ung thư trực tràng, phòng tránh loét đại tràng, táo bón, tiêu chảy và viêm ruột thừa.
Tuy nhiên, vấn đề này phải được nghiên cứu sâu hơn nữa trước khi phát triển và ứng dụng thành những sản phẩm tiện lợi cho con người sử dụng.
Tinh bột kháng thúc đẩy trao đổi chất
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tinh bột đề kháng giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu sau mỗi bữa ăn. Nó gây ra "hiệu ứng bữa ăn thứ hai" - có nghĩa là nếu bạn ăn tinh bột kháng vào bữa ăn sáng, nó cũng sẽ làm giảm lượng đường trong máu tăng đột biến vào giờ ăn trưa.
Tác dụng trên chuyển hóa đường glucose và insulin của tinh bột đề kháng cũng rất ấn tượng. Một số nghiên cứu đã cho thấy, độ nhạy insulin được cải thiện 33 - 50% sau 4 tuần tiêu thụ 15 - 30gr tinh bột đề kháng mỗi ngày.
Như đã biết, sự nhạy cảm insulin thấp (kháng insulin) là "thủ phạm" chính gây đái tháo đường type 2, béo phì, bệnh tim mạch và Alzheimer. Bằng cách cải thiện độ nhạy insulin và hạ thấp lượng đường trong máu, tinh bột kháng có thể giúp bạn tránh các bệnh mạn tính, nâng cao chất lượng sống và có tuổi thọ dài hơn.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đồng ý rằng tinh bột kháng chỉ có lợi. Nó hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào thể trạng, sức khỏe của mỗi người cũng như liều lượng và loại tinh bột kháng nào bạn sử dụng. Hãy tư vấn bác sỹ để xây dựng chế độ ăn khoa học đặc biệt khi bạn bị đái tháo đường.
Bình luận của bạn